[ LƯU Ý ] TỜ KHAI QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN NĂM 2020

???? Quốc hội đồng ý giảm 30% thuế cho doanh nghiệp doanh thu dưới 200 tỷ dựa trên cơ sở về giảm thuế TNDN phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác.

Với 440 đại biểu đồng ý, Quốc hội đã thông qua việc giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 với doanh nghiệp có tổng doanh thu không quá 200 tỷ đồng.

Nghị quyết giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác chính thức được Quốc hội thông qua trong ngày làm việc cuối cùng, sáng 19/6.

Trước đó, Chính phủ đề xuất giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 với doanh nghiệp có tổng doanh thu năm 2020 không quá 50 tỷ đồng và có số lao động tham gia BHXH bình quân năm 2020 không quá 100 người.

Song qua các phiên thảo luận, nhiều đại biểu đề nghị mở rộng đối tượng giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cả doanh nghiệp có quy mô lớn hơn.

Tiếp thu các ý kiến này để các doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh, cũng như hỗ trợ tối đa cho người lao động, Chính phủ trình Quốc hội cho phép bỏ tiêu chí ràng buộc về lao động và tăng tiêu chí doanh thu. Cụ thể, giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp với doanh nghiệp có tổng doanh thu năm 2020 không quá 200 tỷ đồng.

Việc thực hiện mở rộng đối tượng giảm thuế dự kiến sẽ giảm thu ngân sách Nhà nước của năm 2020 khoảng 23.000 tỷ đồng (tăng thêm hơn 6.000 tỷ đồng nếu không thực hiện mở rộng đối tượng).

Một số ý kiến đề nghị kéo dài thời hạn hiệu lực của Nghị quyết đến hết năm 2021, song Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng đến nay, dịch Covid-19 tại Việt Nam cơ bản đã được khống chế, tình hình dịch bệnh trên thế giới đang có chiều hướng suy giảm.

Việt Nam và các nước đang dần nới lỏng các biện pháp phòng ngừa quyết liệt, hoạt động sản xuất kinh doanh dần phục hồi. Vì thế, việc kéo dài việc giảm thuế sẽ gây áp lực lên điều hành ngân sách qua các năm.

Theo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong trường hợp kinh tế nước ta vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn vào cuối năm hoặc sang đầu năm sau, nếu cần thiết, cơ quan này sẽ đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét trình Quốc hội kéo dài thời hạn hiệu lực của Nghị quyết.

Leave Comments

0907733143
090733143